Phát triển Final Fantasy I

Sakaguchi Hironobu đã từng nghĩ rằng Final Fantasy sẽ là tác phẩm cuối cùng của ông.

Sáng tạo

Sakaguchi Hironobu đã có ý định làm một trò chơi nhập vai (RPG) từ lâu, nhưng công ty chủ quản Square khước từ đề nghị của ông vì cho rằng doanh số bán ra của tác phẩm thuộc thể loại như vậy sẽ thấp.[7] Tuy nhiên, sau khi video game nhập vai Dragon Quest được phát hành và chứng tỏ nó là một thành công lớn ở Nhật Bản, công ty xem xét lại lập trường của mình về thể loại này và chấp thuận tầm nhìn của Sakaguchi về game nhập vai lấy cảm hứng từ UltimaWizardry.[7] Chỉ có ba đồng nghiệp tình nguyện tham gia dự án do Hironobu dẫn đầu vì lúc bấy giờ ông bị xem là một "ông chủ khó tính" mặc dù những sáng tạo của bản thân chưa gặt hái được nhiều thành công.[8] Cuối cùng, Final Fantasy được phát triển bởi một nhóm gồm bảy nhân viên chủ chốt của Square được gọi là "A-Team".[9][10] Sakaguchi đã thuyết phục nhà thiết kế trò chơi đồng nghiệp Ishii KoichiKawazu Akitoshi tham gia dự án. Kawazu là người chịu trách nhiệm chính về hệ thống và chuỗi trận chiến mà ông chủ yếu dựa vào ý tưởng từ game nhập vai trên bàn Dungeons & Dragons và game nhập vai Wizardry. Ví dụ, điểm yếu của kẻ thù đối với nguyên tố như lửa và băng vẫn chưa được đưa vào game nhập vai Nhật Bản cho đến thời điểm đó. Kawazu đã yêu thích khía cạnh như vậy của game nhập vai phương Tây và quyết định đưa chúng vào Final Fantasy. Ông cũng chủ trương để người chơi tự do lựa chọn lớp nhân vật cho nhóm của mình vào thời điểm bắt đầu tác phẩm vì ông cảm thấy "niềm vui trong một game nhập vai bắt đầu khi bạn tạo ra một nhân vật".[7]

Nhà văn tự do Terada Kenji viết kịch bản cho tác phẩm dựa trên câu chuyện của Sakaguchi.[1][10] Ishii ảnh hưởng rất nhiều đến bối cảnh của tác phẩm khi nghĩ ra ý tưởng về tinh thể.[8] Chính ông cũng đề nghị họa sĩ minh họa Amano Yoshitaka làm nhà thiết kế nhân vật nhưng Sakaguchi ban đầu từ chối vì ông chưa bao giờ nghe danh nghệ sĩ này trước đây. Khi Sakaguchi cho Ishii xem một số bản vẽ trên các mẩu tạp chí và nói với ông rằng đây là phong cách nghệ thuật mà ông đang tìm kiếm, Ishii đã tiết lộ với ông rằng chính Amano là người sáng tạo ra bản vẽ. Do đó, Amano được mời tham gia vào dự án.[8] Uematsu Nobuo là người sáng tác âm nhạc cho Final Fantasy và đánh dấu lần thứ 16 ông sáng tác nhạc cho trò chơi điện tử.[5] Lập trình viên người Mỹ gốc Iran Nasir Gebelli được thuê để lập trình cho tác phẩm. Ban đầu, ông cố gắng tìm hiểu tất cả khía cạnh của game nhưng ngay sau đó Sakaguchi khuyên ông chỉ nên lập trình khái niệm thiết kế để ông không phải giải thích mọi thứ chi tiết cho Gebelli.[8] Gebelli cũng chịu trách nhiệm tạo ra cái được cho là minigame trò chơi nhập vai đầu tiên, trò chơi ghép hình trượt mà ông thêm vào game mặc dù nó không phải là một phần của thiết kế tác phẩm gốc.[11] Trong số nhà phát triển khác có nhà thiết kế đồ họa Shibuya Kazuko, lập trình viên Yoshii Kiyoshi và Narita Ken, cũng như lập trình viên sửa lỗi Ito Hiroyuki.[12][13][14][15][16] Khi dự án bắt đầu có triển vọng, nhà thiết kế Tanaka Hiromichi và "B-Team" của ông đã tham gia hỗ trợ phát triển.[8][9] Do công ty không ưa chuộng game và thiếu tin tưởng vào nhóm của Sakaguchi đã thúc đẩy các thành viên nỗ lực hết mình.[9]

Phát hành

Sakaguchi đã đưa một bản ROM đang phát triển của trò chơi lên tạp chí Nhật Bản Famicom Tsushin, nhưng tạp chí này không có nhận xét gì về nó. Tuy nhiên, Famitsu đã đưa tin rộng rãi về trò chơi này. Ban đầu, chỉ có 200.000 bản xuất xưởng nhưng Sakaguchi khẩn cầu công ty sản xuất 400.000 bản nhằm giúp tạo ra phần tiếp theo, và ban lãnh đạo đã đồng ý.[9] Phiên bản NES gốc sau đó xuất xưởng thành công 520.000 bản tại Nhật Bản.[17] Sau khi bản địa hóa của Dragon Quest thành công ở Bắc Mỹ, Nintendo Hoa Kỳ dịch Final Fantasy sang tiếng Anh và xuất bản ở Bắc Mỹ vào năm 1990. Phiên bản Bắc Mỹ của Final Fantasy đạt được thành công khiêm tốn, một phần là do chiến thuật tiếp thị quá lố của Nintendo khi đó. Tác phẩm không bán phiên bản nào ra thị trường khu vực PAL cho đến khi Final Fantasy Origins phát hành vào năm 2003.[18]

Tiêu đề

Trong nhiều năm, một số giả thuyết nổi lên xoay quanh lí do tại sao trò chơi có tên gọi là Final Fantasy.[19] Vào năm 2015, Sakaguchi nói rằng, ngay từ đầu, đội ngũ sản xuất muốn tên của tác phẩm có thể rút gọn thành FF (エフエフ, efu efu?). Theo cách đó, tiêu đề của game có thể viết tắt bằng hệ thống bảng chữ cái Latinh và phát âm bằng bốn âm tiết theo ngôn ngữ Nhật Bản.[20][21] Sakaguchi đã định đặt tiêu đề gốc cho tác phẩm là Fighting Fantasy, nhưng tiêu đề phải thay đổi để tránh trùng tên với một trò chơi trên bàn từng phát hành.[8][20] Uematsu giải thích lý do chọn từ "final" (cuối cùng) để tạo thành tiêu đề gồm hai ý chính: ý đầu tiên xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân của Sakaguchi. Ông sẽ từ bỏ ngành công nghiệp game và quay trở lại trường đại học nếu tác phẩm bán không chạy[9][19] và ý cuối cùng là Square đứng trước nguy cơ bị phá sản vào thời điểm đó. Có nghĩa là trò chơi có thể là tác phẩm cuối cùng của công ty.[9][19] Mặc dù Sakaguchi đã xác nhận một số giả thuyết, nhưng sau này rút gọn lý do chọn từ "cuối cùng", bình luận rằng "đó chắc chắn là tình huống bị dồn-vào-thế-chân-tường hồi đó, nhưng bất kỳ từ nào bắt đầu bằng chữ 'F' sẽ ổn thôi ".[20][21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Final Fantasy I http://www.1up.com/do/feature?pager.offset=2&cId=3... http://www.1up.com/features/deal-square-enix-akito... http://www.1up.com/news/details-final-fantasy-sequ... http://www.1up.com/news/final-fantasy-remakes-comi... http://www.1up.com/news/hironobu-sakaguchi-final-f... http://www.allgame.com/game.php?id=1192&tab=overvi... http://www.allgame.com/game.php?id=50026&tab=overv... http://andriasang.com/con2j5/ff_ultimate_box_game_... http://androidandme.com/2012/07/applications/final... http://www.bestwp7games.com/final-fantasy-xbox-liv...